- Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt tại một vị trí cố định để nắm chặt, dồn lực xuống dưới nhưng vì đau quá chị đã không ghì chặt, tay quơ loạn lên. Bất ngờ, chị đập mạnh tay cầm vào "chỗ nhạy cảm" của bác sĩ nam đứng bên cạnh.
Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, không thiếu những câu chuyện bi hài. Dưới đây là câu chuyện do bác sĩ L. (26 tuổi), BV phụ sản tại TP. HCM chia sẻ.
Tôi có anh bạn tên L., học cùng nhau suốt những năm cấp ba. Hồi ấy, nghe L. kể cậu sẽ thi vào khoa sản, cả lớp chúng tôi đều ré lên cười và không tin một đứa con trai như L. lại chọn học ngành đó.
Bẵng đi một thời gian, tình cờ chúng tôi có dịp gặp lại, tôi hỏi thăm về công việc L. đang làm. Cậu cười bảo, đợt đấy tôi vẫn chọn khoa sản để theo học. Sau khi ra trường, tôi về công tác ở khoa Sản tại một bệnh việ ở Hà Nội, rồi lại chuyển vào làm trong một bệnh viện tại TP. HCM.
L. cười bảo, trong môi trường này có "ngàn lẻ một" chuyện cười ra nước mắt. Cũng có không ít những kỉ niệm “để đời” mà có lẽ không làm trong nghề thì khó hình dung ra được.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
L. tâm sự: “Cách đây 4 năm, khi ấy tôi đang là sinh viên đi thực tập. Là con trai lại là bác sĩ sản nên ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã lên “dây cót” tinh thần, “trơ tuyệt đối” với những vấn đề giới tính tế nhị. Thế nhưng, lần đầu tiên đến khoa sản, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác thẹn thùng”.
Vẫn nhớ như in cảm giác một tháng “đóng quân” ở đây, L. kể: “Tôi vốn là đứa dạn dĩ, chẳng sợ máu me, ma quỷ bao giờ. Thế nhưng, lần đó tôi được tham gia cùng kíp đỡ đẻ cho một sản phụ.
Mặc dù, không được trực tiếp làm mà chỉ đứng phụ, nhưng khi nghe tiếng sản phụ la hét, vật vã lăn lộn trên bàn đẻ, hai chân tôi vẫn run lẩy bẩy, mặt mày tái mét chỉ dám lùi ra xa. Vậy mà, khi đón đứa bé từ tay y tá, cảm giác hạnh phúc ùa đến khiến tôi quên đi bao nỗi sợ hãi và xấu hổ”.
L. còn chia sẻ, một lần khác anh “cười vỡ bụng” vì chứng kiến tình huống oái ăm của một nam đồng nghiệp khi đỡ đẻ cho sản phụ bị chị ta cầm nhầm “của quý”.
“Hôm ấy tôi được chỉ định đứng phụ mổ cùng ekip của bệnh viện. Rút kinh nghiệm cũng như quen dần với công việc, tôi không còn cảm giác sợ hãi hay lúng túng. Khi sản phụ vừa nằm lên bàn đẻ, cơn đau bất ngờ ập đến khiến chị bắt đầu gào khóc.
Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt tại một vị trí cố định để nắm chặt, dồn lực xuống dưới nhưng vì đau quá chị đã không ghì chặt, tay quơ loạn lên. Bất ngờ, chị đập mạnh tay cầm vào "chỗ nhạy cảm" của bác sĩ nam đứng bên cạnh.
Lúc đấy, mặt anh ấy biến sắc. Tuy nhiên, vì đã quen với nhiều trường hợp như thế nên anh ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và tiếp tục công việc”, anh kể.
Hỏi ra mới biết trước khi đi đẻ, sản phụ đó được chị cùng cơ quan mách nước về cách vượt cạn đơn giản mà không quá đau đớn. Đó là nắm chặt hoặc bấu vào bất cứ vật gì xung quanh nhưng, vì đau quá nên chị mới vung tay loạn xạ.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Một kỉ niệm mà L. nhớ nhất là vào dịp mùa đông năm ngoái. Đó là trường hợp một sản phụ đứng trước cơn nguy kịch, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.
“Một ngày đầu tuần, lúc đó bệnh viện tiếp nhận trường hợp là một phụ nữ thai non nhưng đang bị chảy máu. Sản phụ la hét, giãy giụa dữ dội. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhau thai bám không đúng chỗ gây chảy máu nặng phải tiến hành mổ gấp.
Vì vậy, ngay tại phòng mổ, L. và một bác sĩ khác đã tiếp cho sản phụ một đơn vị máu. Được tiếp thêm máu cùng nhóm, ca mổ thành công. Sản phụ qua khỏi cơn nguy kịch, thai nhi khỏe mạnh, cả mẹ và con đều sống.
Sau khi ca mổ thành công, cả ekip đều thở phào nhẹ nhõm, người nhà bệnh nhân vui mừng khôn xiết. Đến nay, gia đình sản phụ vẫn giữ liên lạc, thường xuyên thăm hỏi, cảm ơn ekip của bệnh viện", L. kể.
M. Giang - H. Thúy
" alt=""/>Chuyện bi hài trong phòng sảnNhìn vào mặt bằng được chú thích nguệch ngoạc chữ viết tay, tôi cũng lắc đầu. Phương nói sẽ vẫn phải sửa, "mình không làm thì chủ nhà thuê người khác".
Phong thủy bắt nguồn từ nền văn minh Á Đông cổ đại hàng nghìn năm trước. Ban đầu, con người chọn đất xây nhà ở nơi cao ráo để tránh lũ lụt và thú dữ. Họ quan sát địa hình, mặt nước, mặt trời và thiên văn học để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không gian sống và chọn vị trí, hướng nhà phù hợp. Qua thời gian, phong thủy phát triển thành một hệ thống phức tạp với nhiều trường phái khác nhau. Phong thủy không chỉ là một phần của kiến trúc hay quy hoạch mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa và đời sống của người Á Đông ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia...
Khi nghiên cứu về Vật lý kiến trúc về thiết kế thụ động (passive design), tôi nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa phong thủy và khoa học, đặc biệt trong thông gió, chiếu sáng tự nhiên và tâm lý học. Phong thủy dựa trên triết lý dân gian, còn kiến trúc hiện đại dựa trên khoa học và kỹ thuật, nhưng cả hai đều hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường sống tốt nhất. Sự kết hợp này không chỉ tăng giá trị thẩm mỹ và tinh thần cho ngôi nhà mà còn tối ưu hóa tính bền vững và hiệu quả sử dụng.
Như câu "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam", nhà hướng Nam được coi là lựa chọn tối ưu trong phong thủy Việt Nam. Hướng Nam hoặc Đông Nam giúp đón ánh sáng và gió mát, giúp ngôi nhà luôn thoáng mát, dễ chịu; khác với hướng Tây bị ảnh hưởng bởi nắng gắt.
Bố trí cửa chính và cửa sổ không thẳng hàng nhau là một nguyên tắc quan trọng trong phong thủy để duy trì luồng khí tự nhiên, tránh tình trạng khí quẩn và các vấn đề về độ ẩm. Tương tự, theo khoa học, cửa sổ và cửa chính nên được đặt ở vị trí không đối diện nhau để tạo luồng không khí thông thoáng khắp ngôi nhà. Ông bà ta cũng có kinh nghiệm "trước cau sau chuối" để giữ không gian thoáng đãng và chắn gió cho ngôi nhà. Gương không nên đặt đối diện giường ngủ, giúp duy trì không gian yên tĩnh, giường tránh đặt dưới xà ngang để tránh cảm giác đè nén, tạo sự an tâm khi ngủ theo tâm lý học hiện đại.
Người Hong Kong tin rằng tòa nhà chọc trời chặn đường bay của rồng sẽ tạo ra hung khí. Để hóa giải, nhiều cao ốc chừa khoảng trống gọi là "long môn" để rồng bay qua. Thực tế, lỗ hổng này giúp ánh sáng chiếu vào và hòa hợp với không gian xung quanh.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại châu Á trong thế kỷ 20 đi kèm với sự phát triển quan trọng về thang máy và vật liệu xây dựng mới như bê-tông và thép thay thế cho gỗ, gạch, và rơm, đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn về nhà ở. Những khái niệm xây dựng hiện đại từ phương Tây bắt đầu xuất hiện, mà tôi tin rằng những người theo phong thủy cổ đại của Á Đông chưa từng biết hoặc đề cập đến trong phong thủy truyền thống như nhà vệ sinh, thang máy, tủ lạnh, cửa kính... Các chủ đầu tư dần nhận ra rằng, việc xây dựng các căn hộ cao tầng sẽ tạo ra nhiều căn quay về hướng mát, đón gió, ở tầng cao thoáng đãng. Tuy nhiên, điều này lại làm cho những căn hộ quay về nhiều hướng khác và những căn ở tầng thấp khó bán.
Chính vì vậy, họ bắt đầu tìm kiếm và khai thác lại những truyền thống từ quá khứ để tìm giải pháp "tâm linh" cho việc tiếp thị và bán hàng. Phong thủy bát trạch (Bát trạch Minh Cảnh) đã trở thành lựa chọn cho các chủ đầu tư. Phong thủy bát trạch dựa trên năm sinh của gia chủ, sử dụng bát quái để phối hợp các hướng nhà và đánh giá các vận mệnh, từ đó đưa ra những khuyết điểm và lợi thế của căn nhà đối với người ở trong đó.
Trước sự cổ vũ của giới bất động sản ở Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore, phong thủy bát trạch bỗng trở thành một phái phong thủy nổi tiếng và phổ biến hơn bao giờ hết chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi. Xu hướng này sau đó lan sang Việt Nam và hình thành một thị trường xem nhà, xem hướng phong thủy sôi động.
Theo đó, mỗi khi có sự thay đổi chủ nhà, căn nhà cần điều chỉnh, thay đổi vị trí cửa, và bố trí nội thất để phù hợp với "tuổi" của chủ nhà mới. Tôi nhận thấy, việc xem tuổi và xem hướng phần nào củng cố niềm tin và tăng tính cá nhân hóa cho không gian ở của mỗi gia chủ ở một mức độ nào đó, điều mà văn hóa phương Tây cũng hết sức đề cao. Cá nhân hóahay Personalization là quá trình điều chỉnh các yếu tố để phù hợp với cá nhân hoặc nhóm người cụ thể, nhằm cải thiện trải nghiệm và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, việc áp dụng một cách mù quáng phương pháp trên có thể dẫn đến những thiết kế phi khoa học và vô tình làm cho chính không gian sống của gia chủ trở nên ngột ngạt, bí bức và bất tiện hơn.
Trong thế giới hiện đại, áp dụng phong thủy vào kiến trúc không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa mà còn mang lại lợi ích thực tiễn, tạo ra các không gian sống hài hòa, bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, việc này cần có sự cân nhắc và hiểu biết đúng đắn, tránh xa các mê tín dị đoan và thiết kế không khoa học. Phong thủy dựa trên các nguyên lý khoa học và vật lý kiến trúc, giúp con người có cuộc sống tiện nghi, an toàn và hợp lý hơn.
Một người làm phong thủy hay kiến trúc sư giỏi là người có thể mang lại năng lượng tích cực dựa trên bằng chứng khoa học và kết hợp với văn hóa phong tục Á Đông, mang đến may mắn cho gia chủ, không gây tâm lý bất an. Dù căn nhà có được bố trí hợp tuổi hợp hướng như thế nào, nếu gây bất tiện hoặc bí bức cho gia chủ, sẽ không mang lại tổ ấm đúng nghĩa và thoải mái cho chủ nhân.
Trình Phương Quân
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Tin thầy phong thủy
![]() |
Tập đầu tiên của gameshow Thần tượng Bolero 2019 đã lên sóng tối 4/4. Năm nay, chương trình có sự đổi mới khá nhiều về thể lệ dự thi cũng như thành phần huấn luyện viên. So với các mùa trước, sự xuất hiện của ba chiếc ghế đôi quyền lực gồm hai thành viên: một HLV và một đội trưởng là Đình Văn - Giao Linh, Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc, Quang Lê - Tố My. Điều này được kỳ vọng sẽ mang đến màu sắc tươi trẻ, khác biệt cho dòng nhạc vốn được mặc định “sến”, “cũ” từ nhiều năm nay. |
![]() |
Chàng trai Gia Nhật đến từ Quảng Trị với “Sầu đông” trở thành nhân tố được chú ý nhiều nhất đêm thi. Lựa chọn nhạc phẩm sôi động, nam thi sinh cho thấy khả năng làm chủ giai điệu và nhịp phách khá tốt cùng âm sắc giọng dễ gây thiện cảm. Gia Nhật được HLV Đình Văn đề nghị hát một ca khúc khác để khoe được trọn vẹn thế mạnh giọng hát. Nam thí sinh đã thể hiện ca khúc "Nội tôi" của chính nam HLV và hoàn toàn thuyết phục được anh. |
![]() |
“Chiêu trò” đặc biệt của Gia Nhật để có tiết mục dự thi ấn tượng hơn hẳn các đối thủ chính là tự tin xuống hẳn hàng ghế của các huấn luyện viên và mời 4 ngôi sao vừa ấn nút chọn lên sân khấu cùng hòa vào tiết mục. Cả Quang Lê - Tố My lẫn Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc vui vẻ đáp lại lời đề nghị, tiến lên sân khấu và ngẫu hứng với màn múa phụ họa. Dù vậy, bốn người đều tỏ ra tiếc nuối khi Gia Nhật lại lựa chọn về với đội Giao Linh – Đình Văn. |
![]() |
Cặp đôi thí sinh Như Thu - Ngọc Trâm mở đầu cho các tiết mục dự thi mùa giải thứ tư. Diện trang phục áo dài hoa truyền thống, cả hai cô gái cùng kết hợp biểu diễn tân cổ “Phận gái thuyền quyên”. Giọng hát ngọt ngào, mang đậm màu sắc dân gian Nam Bộ giúp cặp đôi dễ dàng chinh phục cả 3 đội HLV. Kết quả, Ngọc Trâm đã về đội của Đình Văn - Giao Linh, còn cô gái Như Thu lại chọn về đội Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc. |
![]() |
Cặp đôi nữ Trương Lynh - Kim Ánh thể hiện ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" của cố nhạc sĩ Văn Cao. Cả hai tỏ ra bất lợi ngay từ những câu hát đầu tiên với quãng giọng khá hẹp cùng cách lấy hơi vụng. Dù vậy, Trương Lynh và Kim Ánh lại ra ăn ý nhờ sự nâng đỡ, bè phối vừa đủ tạo cảm giác thoải mái cho người nghe. HLV Đình Văn gợi ý Trương Lynh phù hợp với Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc, trong khi Kim Ánh hợp với đội của Quang Lê - Tố My. Cả hai cô gái sau đó đã lựa chọn đúng như lời gợi ý từ nam ca sĩ. |
![]() |
Lựa chọn bài hát đơn giản với quãng giọng không quá thách đố người hát, thí sinh Nguyễn Hữu Tranh thể hiện ca khúc "Về dưới hiên nhà" được Giao Linh bấm chọn nhưng HLV Đình Văn thì quyết định đưa anh vào dự bị. Theo đó, nếu cuối chương trình có thí sinh tốt hơn thì Hữu Tranh sẽ bị loại. |
![]() |
Cặp đôi Minh Dũng - Thái Ngân thể hiện mashup "Ngậm ngùi - Sang ngang". Minh Dũng vốn là chàng trai với biệt danh "Bi Rain Việt Nam" khi tham gia cuộc thi X-Factor mùa đầu tiên nên khá tự tin, trong khi người song ca với anh – Thái Ngân lại tỏ ra lép vế cả về giọng hát lẫn phong thái trình diễn. Theo chia sẻ của cả hai, họ không chỉ là cặp tình nhân nhau trên sân khấu và mà còn yêu nhau thật ở ngoài đời. Cặp đôi đã quyết định về đội của Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc trước lời hứa hẹn sẽ giúp họ sớm tìm được màu sắc cá nhân. |
![]() |
Phương Ý là thí sinh cuối cùng xuất hiện trong tập một. Với ca khúc Bolero nổi tiếng - "Chiều cuối tuần", cô gái nhỏ nhắn lập tức “ghi điểm” ngay từ câu hát đầu tiên với lối nhả chữ mượt mà cùng những nốt trầm được xử lý điêu luyện. Màn thể hiện của cô được cả ba đội lần lượt bấm nút lựa chọn cùng những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn. Phương Ý quyết định đầu quân về đội Ngọc Sơn – Giang Hồng Ngọc với lời hứa có cả kho tàng bài hát mới giúp cô thuận lợi cạnh tranh với thí sinh đội khác. Phương Ý hiện cũng là thí sinh tiềm năng đáng mong đợi của đội Ngọc Sơn những vòng thi tới. |
Tuấn Chiêu
– Nam ca sĩ Đình Văn sẽ trở lại trong vai trò giám khảo Thần tượng bolero mùa 4.
" alt=""/>Hotboy thi hát Bolero khiến Ngọc Sơn, Quang Lê hào hứng múa phụ họa